Cây Hồng Môn là một loại cây cảnh trồng trong nhà được nhiều người lựa chọn để trồng tại nhà hoặc cơ quan bởi nó vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa là loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí, tạo hứng khởi làm việc, giảm stress,… Trồng cây hồng môn trong nhà có dễ không? Cách chăm sóc cây Hồng Môn trồng trong nhà như thế nào? là câu hỏi của rất nhiều người yêu thích loại cây cảnh này và đang do dự việc có nên sở hữu một chậu Hồng Môn cho mình hay không.
Đây là một loại cây cảnh dễ trồng, cực kỳ bền và ít tốn công chăm sóc, dù vậy bạn vẫn cần lưu ý một số kinh nghiệm chăm sóc cây Hồng Môn mà công ty chăm sóc cây cảnh Cây Xanh Đại Ngàn chia sẻ trong bài viết sau đây để có thể giữ cho “những bông hoa” Hồng Môn của bạn luôn phát triển khỏe mạnh, tươi tốt, rực rỡ và mang lại cảm hứng hạnh phúc và dồi dào cho bất kỳ ai ngắm nhìn nó.
Tìm hiểu về Cây Hồng Môn
Hồng Môn có tên khoa học là: Anthurium andreaenum, được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cây Hồng Hạc, cây Vỹ Hoa Tròn, cây Buồm Đỏ. Và bạn có biết “những bông hoa” đầy màu sắc của Anthurium thực chất là những chiếc lá đã được biến đổi? Hoa thật của cây mọc từ cấu trúc trung tâm được gọi là cụm hoa.
Loài cây xanh này có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ với khoảng 1.000 loài cây Hồng Môn khác nhau. Anthurium tượng trưng cho lòng hiếu khách với bông hoa hình trái tim rộng mở và mang lại cảm hứng hạnh phúc và dồi dào. Chính vì thế, mặc dù chúng có thể được trồng ngoài trời ở những nơi có khí hậu ấm hơn, nhưng cây Hồng Môn lại là một trong những loại cây trồng thích hợp nhất cho không gian trong nhà và thường được thấy trong những khu vườn nhà của nhiều gia đình.
Chăm sóc cây Vỹ Hoa Tròn cũng tương tự việc chăm sóc cây xanh trong nhà khác, đều cần đáp ứng các điều kiện chăm sóc nhất định để cây thực sự phát triển mạnh. Bạn có thể phải thử và sai một chút, nhưng sẽ rất xứng đáng nếu bạn có loại cây cảnh nội thất xinh đẹp này để trang trí trong nhà hoặc văn phòng của bạn. Vậy chăm sóc cây hồng môn trong nhà như thế nào? Làm thế nào để cây phát triển nhanh, mạnh khỏe và luôn tươi tốt?
Cách chăm sóc cây Hồng Môn cho người mới bắt đầu
Ánh sáng, nước, độ ẩm, dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng để mỗi cây cảnh phát triển. Bạn chỉ cần lưu ý đến những yếu tố này trong quá trình trồng và chăm sóc cây Hồng Môn hay bất kỳ cây xanh nội thất nào khác để cung cấp cho cây chế độ phù hợp, điều đó sẽ giúp cho chậu cây cảnh của bạn được tươi tốt, có độ bền lâu hơn.
Ánh sáng tốt nhất cho cây Hồng Môn
Cây Hồng Môn có thể chịu được mọi mức độ ánh sáng gián tiếp, vì vậy bạn vẫn có thể lựa chọn cây hồng môn làm cây trồng trong nhà, cây cảnh văn phòng hay đặt một chậu Hồng Môn để bàn làm việc. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hồng môn được trồng trong điều kiện ánh sáng thấp hơn sẽ phát triển chậm hơn và ít hoa hơn những loại hồng môn được trồng trong ánh sáng gián tiếp.
Cần tránh đặt loài cây này ở những nơi có ánh sáng trực tiếp vì nó có khả năng chịu ánh nắng trực tiếp thấp, lá cây sẽ dễ bị cháy. Môi trường phát triển tốt nhất của cây Buồm đỏ Anthurium là ánh sáng gián tiếp, sáng sủa. Nếu trong nhà hay văn phòng làm việc của bạn không có chỗ nào để cây Hồng Môn có thể nhận được ánh sáng cần thiết, bạn có thể sử dụng đèn Led để thay thế.
Gợi ý: 15 cây cảnh trồng trong nhà dễ chăm sóc dành cho người yêu thích cây cối, phù hợp mọi không gian
Tưới nước cho cây Hồng Môn như thế nào?
Chăm sóc Hồng Môn cảnh cũng cần đất không thoát nước nhưng giữ được ít nước. Nếu bạn đang trồng loại cây này như một cây trồng trong nhà, một nửa hỗn hợp rưỡi đất bầu và đất trồng lan hoặc đá trân châu sẽ cung cấp loại đất mà cây hồng môn ưa thích. Ngoài trời, trồng ở vị trí thoát nước tốt.
Loài cây xanh này không thích đất ẩm liên tục. Bạn nên đảm bảo tưới nước thường xuyên cho cây nhưng không tưới quá nhiều nước. Chỉ tưới nước cho cây khi sờ vào thấy đất khô vì nó dễ bị thối rễ, tưới quá nhiều nước có thể làm chết rễ. Nếu bạn để cây quá khô trong chậu, cây cảnh của bạn sẽ chậm phát triển và rễ cây sẽ khó thấm nước trở lại. Trong trường hợp bạn lỡ bỏ quên chậu Hồng Môn của mình một thời gian dài khiến rễ cây quá khô, hãy ngâm nó vào nước trong một giờ để bù nước.
Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho Hồng Môn phát triển
Anthurium phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-32 độ C, nên những cây này cực kỳ thích nghi và có thể phát triển mạnh mẽ trong phạm vi nhiệt độ hộ gia đình điển hình. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với nhiệt độ khắc nghiệt: nếu nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới 15 độ, cây hoa Hồng Môn sẽ ngừng phát triển, hoặc nếu nhà bạn quá nóng, chậu cây cảnh xinh đẹp này của bạn sẽ bị héo.
Hầu hết các loài Hồng Môn phát triển mạnh ở độ ẩm 70-80%, nhưng các giống hoa có thể chịu được khô hạn hơn. Tuy nhiên, nếu độ ẩm của bạn nhỏ hơn 50%, hãy cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng mức độ lên ít nhất 60%. Hoặc bạn có thể đổ đá cuội và nước vào các khay nhỏ và nhóm các cây trong nhà lại với nhau có thể làm tăng độ ẩm xung quanh cây ngay lập tức.
Phân bón
Chăm sóc cây hồng môn không cần bón quá nhiều phân. Cây chỉ cần được bón phân cho cây định kỳ ba đến bốn tháng một lần, sử dụng loại phân bón đã được pha loãng đến 1/4 độ đậm đặc. Để hoa nở đẹp nhất, hãy sử dụng phân bón có hàm lượng phốt pho cao hơn trong mùa sinh trưởng. Chăm sóc cây cảnh Hồng Môn đúng cách không khó.
Khi bạn đã trồng cây vào đúng đất và đúng vị trí, việc tưới nước trở nên đơn giản. Cũng nên nhớ rằng hồng môn nên được thay chậu hai đến ba năm một lần, để đảm bảo chúng có chỗ tiếp tục phát triển và đẩy ra những bông hoa mới.
Các vấn đề thường gặp trong quá trình chăm sóc cây xanh Hồng Môn
Tại sao lá Hồng Môn lại bị vàng úa?
Các nguyên nhân khiến những chiếc lá Hồng Môn chuyển sang vàng/nâu:
- Do sự lão hóa tự nhiên của cây: Những chiếc lá có thể đang trải qua quá trình lão hóa tự nhiên. Phần phát triển cũ, đặc biệt là gần phần dưới cùng của cây, sẽ tự nhiên tàn lụi và rụng đi để cung cấp năng lượng cho sự phát triển mới hơn. Khi lá hoặc hoa Hồng Hạc héo hoặc chuyển sang màu vàng hoặc nâu, hãy cắt tỉa bỏ chúng để đảm bảo cây dành nhiều năng lượng hơn để duy trì sự phát triển khỏe mạnh.
- Do cây đang bị cháy nắng: nếu cây Hồng Môn của bạn chuyển sang mùa vàng trong thời gian ngắn chứng tỏ cây đang mắc “bệnh cháy lá” do nhận được quá nhiều ánh nắng trực tiếp, khiến lá khô nhanh và làm chết cây.
- Do sự thiếu hụt dinh dưỡng: Có thể cây hồng môn của bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho và kali, đó là thời điểm đất trong chậu cây đã bị “hút sạch” dinh dưỡng và đã đến lúc bạn cần bón phân, thay đất mới cho cây.
- Lượng nước quá nhiều gây thối gốc: Các loại cây nhiệt đới như hồng môn rất dễ bị thối rễ nếu thường xuyên bị tưới quá nhiều. Hãy giữ đất ẩm nhẹ trong suốt mùa sinh trưởng của cây hoa Hồng Môn từ tháng 3 đến tháng 9.
Tại sao cây Hồng Môn bị rụng hoa?
Nguyên nhân khiến hoa của cây Hồng Môn bị rụng hoặc cây không thể nở hoa:
- Chế độ tưới nước không phù hợp: tưới nước quá ít hoặc quá nhiều đều có thể khiến chậu Hồng Môn của bạn bị rụng hoa, và quá nhiều nước có thể gây thối rễ và giết chết toàn bộ cây của bạn. Nếu lá cây của bạn chuyển sang màu nâu hoặc héo cùng với việc rụng hoa, bạn cần nhanh chóng thực hiện một số biện pháp trong quy trình chăm sóc cây trồng của mình.
-
Điều kiện ánh sáng không thích hợp: Cây càng nhận được nhiều ánh sáng thì cây của bạn càng ra nhiều hoa – nhưng đừng bao giờ để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì đó là cách nhanh nhất để không chỉ rụng hoa mà còn giết chết cây của bạn.
-
Độ ẩm không thích hợp: loại cây xanh nhiệt đới này ưa môi trường ẩm ướt, vì vậy việc phun sương hàng ngày có thể giúp cây phục hồi.
Trên đây là vài mẹo chăm sóc cây Hồng Môn và các vấn đề bạn có thể gặp phải trong quá trình trồng và chăm sóc cây xanh loại này. Cây Xanh Đại Ngàn hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn để giúp bạn sở hữu những chậu Hoa Hồng Hạc xinh xắn cho mình.
Nếu bạn cần đến dịch vụ chăm sóc cây cảnh chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0969.000.866 để được tư vấn chi tiết nhất.