Mua cây cảnh trang trí trong nhà mỗi dịp xuân về có thể nói là một nét văn hóa của người Việt để đón Tết Nguyên Đán. Nhưng với chi phí đầu tư cây, hoa chưng Tết không nhỏ mà chỉ chơi được trong những ngày tết thì rất uổng phí. Vậy cách chăm sóc cây cảnh sau Tết như thế nào để các cây hoa yêu thích này luôn tươi tốt, không bị héo úa/chết và có thể dưỡng cây để dành cho mùa Tết năm sau? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Các loại hoa, cây cảnh như đào, mai, cúc, quất, vạn lộc, thược dược, dạ yến thảo, đồng tiền, lay ơn,…. được nhiều gia đình lựa chọn. Với mong muốn mang không khí xuân vào nhà, cầu bình an, sự may mắn, tài lộc và những điều tốt đẹp trong năm mới. Bài viết này Cây Xanh Đại Ngàn chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh sau Tết, giúp bạn có thể tự mình chăm sóc cho những loại hoa, cây cối yêu thích trong vườn nhà mình.
Nên thay đổi vị trí đặt cây để chăm sóc cây cảnh sau Tết tốt hơn
Mẹo chăm sóc cây cảnh sau Tết là bạn cần thay đổi vị trí đặt cây thích hợp với đặc tính của từng loại cây cảnh. Điều này không kém phần quan trọng để giúp cây xanh luôn được tươi tốt.
Các loại cây xanh văn phòng, cây nội thất như: Sống Đời, Kim Ngân, Vạn Lộc Đỏ,… đều là những loài thực vật có thể thích nghi với môi trường sống trong nhà. Những dòng cây này cũng không cần phải chăm sóc nhiều vẫn có khả năng sống tốt nên bạn có thể chưng cây trong nhà một thời gian dài sau mùa Tết mà không bị hư hại.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, buổi tối bạn nên đặt chậu cây ra ngoài trời và mang trở lại phòng vào ban ngày sẽ tốt hơn cho sự phát triển của cây. Lưu ý nhỏ là bạn cần tránh đặt các loại cây sống trong nhà ở ngoài trời có ánh nắng trực tiếp, để tránh làm cây bị cháy lá.
– Đối với các loại cây cảnh ưa sáng như Mai, Đào, Quất, Trà…, nếu bạn chưng trong nhà vào dịp Tết, thì chỉ nên để cây trong nhà khoảng 8-10 ngày đầu năm. Sau đó, phải di chuyển cây ra ngoài trời nếu không cây sẽ dễ bị hư hại hoặc chết do thiếu ánh sáng. Để chăm sóc cây Mai, Đào, Quất hay các cây ngoại thất sau Tết phát triển tốt và dưỡng cho cây ra hoa đợt sau thì nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để đặt cây.
Đánh giá tình trạng cây để có kế hoạch chăm sóc cây cảnh sau Tết phù hợp
Các cây cảnh sau thời gian đâm chồi nảy lộc trong tiết xuân sang, ít nhiều cũng sẽ thay đổi. Sau tết, bạn nên kiểm tra, đánh giá tình trạng của cây để có kế hoạch chăm sóc cây sau Tết thích hợp nếu cây vẫn khỏe mạnh. Đồng thời, nếu cây có vấn đề nào đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cây như: vàng lá, cây phát triển yếu, khô héo, úng thối, xuất hiện nấm hoặc côn trùng gây hại cho cây, bạn có thể phát hiện kịp thời và tiến hành xử lý sớm giúp cây phục hồi và phát triển khỏe mạnh.
Quan tâm: Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai vàng nở đúng dịp Tết
Cắt tỉa cành lá già và hoa bị tàn úa, vệ sinh cây lá thường xuyên
Sau thời gian trưng Tết, bạn nên cắt bỏ toàn bộ hoa, cành lá héo tàn, không khỏe mạnh hoặc xuất hiện đốm, để tránh lây lan khắp cây ảnh hưởng sự phát triển của cây. Khi cắt tỉa cây cần lưu ý cắt sát gốc, để các cành mới mọc ra và sinh trưởng tốt hơn.
Sau khi cắt tỉa cho cây, chúng ta nên nhặt bỏ tất cả cành khô, lá úa bệnh, hoa tàn rơi xung quanh gốc cây, đồng thời lâu sạch lá bằng khăn mềm ẩm và sạch. Nếu để nguyên sẽ mất đi tính thẩm mỹ và có thể còn lưu mầm bệnh gây ảnh hưởng cho cây.
Việc cắt tỉa và vệ sinh cho cây không chỉ cần thực hiện khi chăm sóc cây sau khi chưng Tết mà nên được thực hiện định kỳ nhằm ngăn chặn kịp thời những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của những cây cảnh yêu thích trong vườn nhà bạn. Đồng thời, việc này còn hạn chế muỗi, côn trùng ẩn nấp trong các chậu cây, giúp không gian nhà bạn trở nên thoáng đãng, trong lành hơn.
Thay đất mới và bón phân cho cây cảnh sau Tết tăng dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt
Hầu hết các loại cây cảnh chưng Tết đều cạn dần dinh dưỡng sau một thời gian nuôi dưỡng hoa, trái tươi đẹp mùa Tết. Vì thế, công đoạn thay đất mới cho cây sau khi ra Tết là điều cần thiết để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây. Giúp bộ rễ phục hồi và duy trì sự phát triển của cây. Khi thay đất, cần lưu ý giữ lại một phần đất cũ bám trên rễ để tránh làm động rễ sẽ dẫn đến cây chết không mong muốn.
Sau khi thay đất, cây phát triển yếu do bộ rễ bị động, bạn có thể bón thêm các loại khoáng chất để kích thích cho việc mọc rễ và chống chọi lại sâu bệnh sau mùa xuân như: Laforce, dầu Neem, các loại dinh dưỡng phức hợp cho Lan, Hoa Hồng,…
Chăm sóc các loại cây cảnh sau Tết chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ
Chăm sóc cây cảnh sau Tết không có gì khác so với chăm sóc chúng ngày thường, dù là cây cảnh đặt trong nhà hay cây trồng sân vườn đều cần ánh sáng và nước để sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm cây trồng mà bạn sẽ tưới lượng nước vừa đủ cho cây phát triển.
Như các loại cây xanh nội thất, các cây trồng trong chậu thường có khả năng giữ nước, độ ẩm lâu trong chậu, nên nhu cầu nước không cao. Do đó, bạn không cần tưới nước nhiều và thường xuyên, chỉ cần đảm bảo độ ẩm cho đất là được. Một tuần chỉ nên tưới 2-3 lần là đủ để cây phát triển tốt, nếu tưới quá nhiều sẽ dễ gây tình trạng úng nước bên trong chậu, gây thối/chết cây.
Còn với những cây xanh ngoại thất sân vườn, nước tưới dễ thấm qua đất nên không giữ nước ở gốc quá lâu, vì thế mà nhu cầu nước tưới cho những cây cảnh trồng đất sẽ nhiều hơn.
Khi tưới nước, nên tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát. Tránh tưới cây vào giữa trưa nắng, khi mà nhiệt độ trong đất đang cao do nắng gắt, tưới nước lúc này sẽ dễ gây sốc nhiệt cho cây.
Có thể bạn cần: Dịch vụ chăm sóc cây cảnh tận nơi chuyên nghiệp tại Hà Nội, HCM và toàn quốc giá tốt nhất. nhận ưu đãi lên đến 20% trong tháng 01/2022.
Câu hỏi khi chăm sóc cây cảnh sau Tết
Có nên tưới cây vào buổi sáng? Tại sao?
Câu trả lời là có. Đây là lý do mà vì sao bạn nên tưới buổi sáng là tốt nhất:
- Buổi sáng sớm là lúc cây hấp thụ nước tốt nhất trong ngày. Vì thế, tưới cây vào thời điểm này rễ cây sẽ hấp thụ được nhiều nước hơn trước khi nước bị trôi hết vào đất.
- Các tán lá cây có đủ thời gian cả ngày để khô hoàn toàn trước buổi tối. Nếu lá không kịp khô, nước bị giữ lại trên lá qua đêm sẽ là tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc ưa thích môi trường ẩm ướt phát triển, gây hại cho cây.
- Việc tưới cây buổi sáng có thể ngăn sự bốc hơi quá mức, gây lãng phí lượng nước lớn mà cây lại không hấp thụ được bao nhiêu.
Tưới nước cho cây vào buổi tối có tốt không?
Như đã nói, buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để tưới nước cho cây xanh. Tuy nhiên, đôi khi bạn quá bận rộn vào buổi sáng nên không có thời gian chăm sóc, tưới nước cho cây cối ngoài vườn, trong khi nước lại rất cần cho sự sống của chúng. Vậy nên, bạn vẫn có thể tưới cây vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để đảm bảo sự cấp nước đủ cho khu vườn của bạn.
Tuy nhiên, nếu phải tưới nước vào buổi tối, bạn chỉ nên tưới xung quanh gốc cây và tránh làm ướt lá cây để nước không bị giữ lại trên lá qua đêm gây bệnh không mong muốn cho cây.
Khi tưới cây có nên tưới ướt lá cây không?
Một số thực vật có khả năng hấp thụ nước qua lá, tuy nhiên phần lớn cây sẽ hấp thu nước qua bộ rễ của nó. Tưới nước trên lá có thể làm sạch bụi bẩn bám trên lá, nếu bạn tưới cây vào ban ngày có thể thoải mái tưới nước cho các tán lá. Nhưng nếu tưới cho cây xanh trong nhà hoặc cây trong vườn vào ban đêm. Như đã nói ở trên, cần tránh làm ướt lá cây nếu bạn không muốn các vi khuẩn và bệnh nấm tấn công những cây cảnh yêu thích của bạn.
Bón phân như thế nào để cây phát triển tốt?
Bón phân là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây cảnh sau Tết. Nhưng không nên thực hiện quá thường xuyên, lạm dụng phân bón có thể phản tác dụng, khiến cây bị héo và chết đột ngột.
Sử dụng kết hợp phân vô cơ và phân hữu cơ đan xen nhau để bón cho cây trồng, giúp cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây hơn là chỉ dùng cố định một loại phân bón.
Hy vọng với những cách chăm sóc cây cảnh sau Tết mà Cây Xanh Đại Ngàn chia sẻ trên đây, có thể giúp độc giả có thêm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cho khu vườn nhỏ của mình. Nếu bạn cần sự giúp đỡ từ chuyên gia làm vườn, đừng ngại liên hệ với Cây Xanh Đại Ngàn, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ chăm sóc cây cảnh tận nhà cho quý khách hàng có nhu cầu.