Mang đến may mắn tài lộc
Đặt cây kim ngân trong nhà sẽ giúp cân bằng nguồn năng lượng tài chính từ đó thu hút được tiền tài về nhiều hơn.
Thanh lọc không khí tự nhiên
Cây kim ngân cây trang trí để bàn là thuộc top những loại cây lọc không khí tốt nhất, nó chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính thành oxy, giúp không khí xung quanh dễ chịu và trong lành hơn.
Kim ngân có tác dụng đuổi muỗi
Nếu bạn đang phiền hà vì những con muỗi đáng ghét cứ ve vãn xung quanh thì hãy thử đặt một chậu cây kim ngân kế bên, bảo đảm bạn sẽ ngạc nhiên khi bọn muỗi sẽ biến mất không tung tích một cách nhanh chóng.
Đặc điểm nổi bật của cây kim ngân
Phân loại cây kim ngân: cây có hai loại chính là kim ngân xoắn và kim ngân thẳng. Dựa theo cách trồng có thể phân loại là kim ngân chậu gốm và kim ngân thủy sinh (kim ngân trồng trong nước, không cần tưới). Cả 2 loại này đều có lá và rễ như nhau. Nhưng có một điểm khác nhau đó là thân cây kim ngân thẳng đứng thẳng còn cây kim ngân xoắn có thân xoắn vào nhau. So sánh giữa 2 loài này thì kim ngân xoắn sẽ đẹp hơn kim ngân đứng bình thường. kim ngân có nhiều kích cỡ.
Một cây kim ngân để bàn có kích thước khoảng 15 – 20 cm. Cây lớn nhất cao tới 6 mét, cây dẻo dai bền chắc. Lá kim ngân xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm. Một số tài liệu ghi chép thì cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng, đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.
Công dụng cây kim ngân
Cây được sử dụng từ trang trí nội thất đến ngoại thất. Đặt cây kim ngân ở phòng khách, phòng giám đốc, tiền sảnh, làm cây để bàn, để trên kệ, bàn làm việc mang lại sự tươi mới, quyền lực và may mắn.
Ngoài ra cây còn có tác dụng đuổi muỗi rất tốt. Cây cũng là món quà tặng vô cùng độc đáo.
Theo Nghiên cứu của NaSa thì cây kim ngân là thuộc top những loại cây lọc không khí trong nhà tốt nhất, nó chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính thành oxy, chi tiết cây kim ngân có khả năng lọc các loại khí thải:
Xylene, Formaldehyde: là các khí thải của xe hơi, xe gắn máy, các khí thải của ngành nhựa, đồ da, keo, sơn… Cây kim ngân có thể lưu trữ và làm giảm các chất này trong không khí phạm vi bán kính 5m
Amoniac: Đây là khí thải của các chất như thuốc lá các bộ phận linh kiện máy móc, khói thuốc lá đây là chất ô nhiễm gây đau ngực, khó thở, sưng phổi và gây ung thư phổi rất cao.
Ngoài ra cây kim ngân còn có khả năng làm giảm các chất benzen, Trichloroethylene có trong không khí. Cây kim ngân có tác dụng đuổi muỗi.
Ý nghĩa phong thủy cây kim ngân
Theo phong thuỷ phương đông cây kim ngân có ý nghĩa là tài lộc, là tiền tài…vì vậy cây kim ngân sẽ mang lại may mắn, tài lộc, cho người trồng nó. Đặc biệt đối với người kinh doanh thì khi trồng một cây kim ngân để hoạt động tài chính sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Cây kim ngân tại Cây Xanh Đại Ngàn thường có 5 chiếc lá trên 1 cành tượng trưng cho 5 mệnh trong phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cây không những khiến bạn cân bằng phong thủy trong sự sống tạo nên một không gian hài hòa nhất.
Đặt cây kim ngân trong nhà người ta còn chú ý đến só lượng của cây kim ngân, thường sẽ trồng 1, 3, 5 cây. Trồng 1 cây có ý nghĩa là thiên trụ, bất khuất, kiên cường. Trồng 3 cây có ý nghĩa tượng trưng cho phúc, lộc, thọ. Trồng 5 cây tượng trưng cho ngũ phúc, an khang, thịnh vượng.
Cách chăm sóc cây kim ngân
Ánh sáng: Cây Kim ngân chuộng sáng nhưng nên tránh ánh nắng trực tiếp, vì rọi trực tiếp làm cây dễ cháy lá, nên nếu đặt gần cửa sổ mà hay có nắng rọi vào thì bạn nên đặt nó sang vị trí phù hợp hơn nhé.
Độ ẩm: Kim ngân là cây thích ẩm, nên đừng đặt ở những vị trí. Trường hợp không đạt được độ ẩm cần thiết thì có thể dùng máy làm ẩm không khí đặt gần cây hoặc đặt chậu Kim ngân lên một khay đá cuội có nước (nhớ đừng cho nước thấm vào đất trong chậu).
Đất trồng: Kim ngân không kén đất nên thay đất miễn có đủ dinh dưỡng cần thiết là được, tuy nhiên, phải chú ý dùng đất ráo nước nhanh, giữ được ẩm. Để giữ ẩm tốt hơn thì có thể thêm dớn hoặc đá khoáng Vermiculite lên trên bề mặt, còn để dễ ráo nước thì dùng đá trân châu hoặc đá bọt.
Một lời khuyên từ Quang Cảnh Xanh là nếu trồng chậu thì bạn nên 1 năm thay đất một lần.
Nước: Kim ngân chịu hạn tốt nên không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Hãy kiểm tra độ ẩm đất bằng ngón tay, chạm sâu bằng một đốt tay và nếu thấy đất khô thì đó là lúc cần tưới. Thông thường là khoảng 2-3 lần/ tuần.
Phân bón: Nên dùng phân ủ hữu cơ, dạng dung dịch hoặc dạng như túi trà, hoặc dùng phân dành cho cây bonsai. Bón phân định kì 1-2 tháng một lần.
Một số vấn đề thường gặp ở cây kim ngân và cách xử lý
Lá bị vàng
Cây Kim ngân bị vàng lá là dấu hiệu của việc tưới quá nhiều nước, vì vậy nên để cho đất ráo nước rồi mới tưới lần kế tiếp, tưới liên tục trong tình trạng lá bị vàng sẽ làm tình hình ngày càng tồi tệ.
Lá bị nâu
Không đủ độ ẩm thì lá cây Kim ngân sẽ chuyển sang màu nâu, lúc nãy hãy tăng độ ẩm lên, đồng thời cung cấp đủ nước cho cây. Kim ngân cũng rất nhạy với thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Rụng lá
Nếu di chuyển cây kim ngân quá thường xuyên thì cây sẽ bị tình trạng này, cây sẽ phản kháng bằng cách rụng lá nếu bạn liên tục đặt cây từ chỗ này qua chỗ khác. Vậy nên đừng di chuyển nó quá nhiều. Trường hợp cây mới mua về mà bị rụng lá thì cũng đừng lo quá, chỉ là dấu hiệu của việc bị di chuyển thôi.